1. Dùng Task Manager đóng hẳn chương trình gây treo máy
Một trong số các cách phổ biến nhất để giải quyết tình trạng laptop bị đơ màn hình đó là dùng Task Manager đóng chương trình gây treo máy. Để kích hoạt chương trình này, đầu tiên, bạn cần kích hoạt Task Manager bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl+Alt+Del (Windows XP) hoặc Ctrl+Shift+Esc (Windows 7). Sau khi truy cập được Task Manager bạn nhấn chọn tab Applications, chọn ứng dụng và chọn End Task để hoàn thành việc đóng ứng dụng.
2. Tắt nguồn bằng phím cứng khi máy tính bị đơ
Đây là cách làm quen thuộc của người dùng khi laptop bị treo. Bạn nhấn giữ phím nguồn trên laptop để thực hiện việc khởi động lại thiết bị. Việc này sẽ giúp ngắt nguồn điện vào laptop và chương trình sẽ được reset và khởi động lại từ đầu.
3. Làm sạch khe tản nhiệt để giảm thiểu tình trạng laptop bị treo
Muốn laptop hoạt động hiệu quả và giảm tình trạng bị đơ màn hình, bạn không thể bỏ qua việc vệ sinh laptop đúng cách. Khi vệ sinh, bạn cũng cần kiểm tra trực quan các khe tản nhiệt của máy để xem có bất kỳ thứ gì cản trở hay không. Các lớp bụi trong các khe và hốc nhỏ trên bo mạch sẽ làm cản trở quá trình thoát nhiệt và làm mát. Hãy dùng giác hút chuyên dụng để hút hoặc thổi các hạt bụi ở vị trí khó xơi ra khỏi laptop của bạn.
Một cách giải quyết khác để tăng hiệu năng của laptop là sử dụng đế tản nhiệt nhằm tăng luồng khí để làm mát máy tính tức thì.
Sự tích tụ nhiệt bị tạo ra khi có vật cản trở luồng khí tại khe cản nhiệt, do đó bạn cần vệ sinh thường xuyên
4. Cập nhật hệ điều hành và quét virus thường xuyên
Việc cập nhật hệ điều hành và quét virus thường bị người dùng khá lơ là, đây là thói quen không tốt cho laptop của bạn, rất dễ khiến cho laptop bị treo hay laptop bị đơ màn hình. Thường xuyên tiến hành quét virus cập nhật phần mềm hoặc driver cho máy sẽ hỗ trợ laptop hoạt động hiệu quả, mượt mà và bền bỉ hơn. Hiện nay có rất nhiều phần mềm quét virus có mặt trên thị trường và rất đa dạng về chủng loại trả phí cũng có, mất phí cũng có. Hãy lựa chọn cho mình một phần mềm diệt virus để bảo vệ cho chiếc laptop thân yêu.
Quét virus thường xuyên giúp laptop hoạt động ổn định hơn
5. Nâng cấp RAM
Nếu vấn đề xuất phát từ việc dung lượng RAM quá ít, bạn nên gỡ bỏ những chương trình không cần thiết hoặc ít sử dụng, cũng như ngừng tất cả những chương trình chạy nền. Để laptop hoạt động hiệu quả hơn, bạn cần chống phân mảnh cho ổ cứng thường xuyên, cũng như xem xét nâng cấp thêm bộ nhớ RAM. Trước khi nâng cấp RAM cho máy tính các bạn cần tìm hiểu kỹ về loại RAM mà laptop các bạn sử dụng để tránh lắp nhầm, gây hỏng hóc và thiệt hại chi phí.
6. Khởi động lại driver card đồ họa của máy tính
Khi xác định được nguyên nhân khiến máy tính bị đơ là do lỗi card đồ họa. Bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+Windows+B để khởi động lại card đồ họa. Tổ hợp phím này dùng để gửi lệnh thông báo cho Windows mở lại driver và sửa các lỗi liên quan đến card đồ họa.
Quá trình xử lý chỉ diễn ra từ 1 – 2 giây, màn hình sẽ xuất hiện hiện tượng chớp tắt và hoạt động lại bình thường.
Thử khởi động lại card đồ họa để giảm tình trạng máy tính bị đơ, chạy chậm
7. Thay mới ổ cứng SSD để máy tính chạy mượt hơn
Nhiều dòng máy tính và laptop ở những phiên bản trước vẫn còn sử dụng ổ cứng HDD truyền thống. Nếu bạn đang có nhu cầu lưu trữ nhiều hơn hay cần cải thiện tốc độ xử lý của bộ nhớ. Ngoài ra bạn còn sử dụng các phần mềm yêu cầu máy tính có hiệu năng cao thì nên nâng cấp ổ cứng SSD. Ổ cứng SSD hiện nay được tích hợp sẵn trong nhiều dòng laptop, PC. Tuy giá thành của có chút cao hơn nhưng ổ cứng SSD lại có nhiều tính năng vượt trội hơn hẳn.
Hoặc bạn có thể kết hợp hai loại ổ cứng SSD và HDD để tối ưu được chi phí mà vẫn đảm bảo được hiệu năng.
Bạn hãy thay mới ổ SSD để nâng cao hiệu năng cho máy tính, laptop
8. Nên sử dụng phần mềm diệt virus
Như đã đề cập, một trong những nguyên nhân phổ biến làm cho máy tính bị đơ hay chạy chậm là thiết bị đang nhiễm virus hay malware (phần mềm độc hại). Virus có khả năng tự động hoạt động và chiếm một phần dung lượng RAM dẫn đến hiệu năng của máy bị giảm.
Vì thế bạn nên thường xuyên quét virus cho máy tính bằng những phần mềm diệt virus chuyên nghiệp. Bạn có thể sử dụng những phần mềm này để lên lịch quét thường xuyên cho máy tính mà không cần thực hiện thủ công mỗi ngày.
Quét virus toàn bộ máy tính
9. Giảm bớt số lượng ứng dụng được mở cùng một thời điểm
Khi có quá nhiều chạy cùng lúc sẽ cùng chiếm dung lượng đáng kể của của RAM và của CPU. Dẫn đến tình trạng máy tính bị đơ màn hình, chạy chậm, giật lag. Đặc biệt với những máy có tốc độ xử lý thấp, dung lượng lưu trữ ít. Vậy việc cần làm để khắc phục là tắt bớt các ứng dụng không sử dụng.
Chú ý tắt bớt những phần mềm không cần dùng nữa